Đối với việc học ngoại ngữ, khả năng ghi nhớ là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả học của bạn. Nếu bạn cho rằng khả năng ghi nhớ là tùy thuộc vào mỗi người, có người có trí nhớ tốt, cũng có người có trí nhớ không tốt. Quan điểm này là hoàn toàn đúng, trí nhớ hay khả năng ghi nhớ của mỗi người là khác nhau và không thể nói rằng người khác có thể ghi nhớ được một quyển sách hay một bài giảng thì bạn cũng nhớ được.
Tuy nhiên, khả năng ghi nhớ hoàn toàn có thể luyện tập và cải thiện được. Vậy làm thế nào để cải thiện trí nhớ cũng như rèn luyện trí nhớ trong việc học ngoại ngữ, hôm nay IEC sẽ chia sẻ đến bạn 1 số phương pháp có thể giúp được bạn.
Học thông qua hình ảnh, âm thanh hay thông qua vận động?
Theo mô hình học tập VAK(Visual-Auditory- Kinesthetic) Mô hình được các nhà tâm lý học phát triển trong những năm 1920 để phân loại những cách học tập phổ biến nhất. Theo mô hình, con người có ưu thế ở một trong 3 phương thức học tập sau:
Visual – Thị giác: một người học trực quan sẽ hấp thụ và giữ thông tin tốt hơn khi nó được trình bày trong, ví dụ như hình ảnh, sơ đồ và biểu đồ.
Auditory – Thính giác: những người này sẽ học bằng cách lắng nghe những điều đang được trình bày. Họ phản ứng rất tốt với giọng nói, ví dụ như bài giảng hoặc thảo luận nhóm.
Kinesthetic – Vận động: Người học theo phương pháp này thích trải nghiệm thể chất. Họ thường thích cách tiếp cận “thực hành” và phản ứng tốt với việc có thể chạm vào hoặc cảm nhận một vật thể.
Vì vậy, tùy vào đặc điểm của mỗi người thì một trong ba cách này sẽ phát huy tác dụng. Và trong nhiều trường hợp cũng có sự kết hợp giữa cách này.
Việc xác định phong cách học cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ghi nhớ của bạn, lựa chọn đúng phong cách sẽ làm kích thích não bộ, tăng sự hứng thú của bạn với việc học đồng thời khiến cho quá trình ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn.
Sau khi đã xác định được phong cách học tập của mình, bạn đã đi được nửa chặng đường trong việc xác định được học như thế nào sẽ đem lại hiệu quả cho bạn.
Thị giác | Thính giác | Vận động |
Những người học theo phương pháp này thường đáp ứng và sử dụng các cụm từ như:
Tôi hiểu ý bạn là gì. Tôi hiểu hình ảnh. Quan điểm của bạn là gì?
Phương pháp: Học theo phương pháp trực quan bằng cách sử dụng sơ đồ, biểu đồ và hình ảnh. |
Những người học theo phương pháp này thường phản hồi và sử dụng các cụm từ như:
Tôi nghe những gì bạn đang nói. Điều đó nghe có vẻ ổn đối với tôi.
Phương pháp: Học bằng cách nghe nhạc, xem video… |
Những người học theo phương pháp này thường đáp ứng và sử dụng các cụm từ như:
Làm thế nào để bắt được bạn? Để tôi thử.
Phương pháp: Học bằng cách giao tiếp, thực hành |
Ví dụ bạn cảm thấy mình là một người giỏi lắng nghe, bạn thường xuyên lắng nghe người khác, điều này chứng tỏ bạn có một khả năng tập trung khi nghe người khác nói. Vì vậy, phong cách học tập như phong cách Authority (Thính giác) sẽ phù hợp với bạn. Lắng nghe podcast khi đi xe bus, nghe nhạc thư giãn hay xem video trong lúc rảnh rỗi… đó hoàn toàn là những cách thức thú vị và cũng không kém phần hiệu quả. Việc nghe, hiểu và ghi nhớ cũng sẽ được nâng cao theo thời gian.
Ngoài ra, sức khỏe – tinh thần cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ, vì vậy bạn cần lưu ý một số điều sau:
Bài tập thể dục
Tập thể dục giúp tăng lượng oxy lên não, giảm các bệnh rối loạn dẫn đến mất trí nhớ như tiểu đường, tim mạch và kích thích sự kết nối của dây thần kinh. Bạn có thể tham khảo những bài tập thể dục tốt cho khả năng ghi nhớ như thể dục nhịp điệu, bài tập phối hợp tay và mắt.
Chế độ ngủ
Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ là hoạt động cần thiết để củng cố trí nhớ và việc tăng cường trí nhớ có thể được bộ não thực hiện khi chủ nhân chìm vào giấc ngủ sâu nhất có thể.
Vì vậy, hãy xây dựng lịch trình ngủ cố định bao gồm đi ngủ cùng một thời điểm buổi tối và thức dậy vào mỗi sáng. Cố gắng duy trì thói quen này ngay cả vào những ngày nghỉ hoặc dịp lễ.
Trước khi đi ngủ một tiếng, bạn nên tránh nhìn vào các thiết bị công nghệ vì ánh sáng xanh phát ra từ TV hay di động sẽ kích hoạt sự tỉnh táo, ức chế việc sản xuất hormone melatonin làm giảm thời gian và chất lượng ngủ. Bên cạnh đó, hãy cắt giảm lượng caffeine hoặc các chất kích thích dung nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Dành thời gian cho bạn bè
Trên thực tế, các mối quan hệ kích thích sự phát triển của não bộ, tương tác người với người có thể làm tăng khả năng ghi nhớ của não. Trong nghiên cứu gần đây của trường Y tế công cộng Harvard (Mỹ), những người có cuộc sống xã hội năng động thường có tốc độ suy giảm trí nhớ chậm nhất.
Có nhiều cách để sử dụng yếu tố xã hội hóa nhằm tăng cường trí nhớ, bao gồm: tham gia tổ chức tình nguyện, câu lạc bộ, giữ liên lạc với những người bạn ít gặp. Và nếu không phải người hướng ngoại, bạn có thể nuôi động vật, đặc biệt là chó vì chó có tương tác với người rất tốt.
Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng hay những cảm xúc tiêu cực là kẻ thù của bộ nhớ. Theo thời gian, căng thẳng phát triển, có thể phá hủy các tế bào não, ảnh hưởng xấu đến hoạt động hình thức ký ức mới hoặc lưu giữ ký ức cũ. Căng thẳng quá lâu và nghiêm trọng có thể gây nên tình trạng mất trí nhớ.
Để quản lý căng thẳng, bạn có thể ghi nhớ một số phương pháp sau:
– Đặt kỳ vọng vào thực tế (và sẵn sàng nói không).
– Thể hiện cảm xúc thay vì dồn nén trong lòng.
– Thực hiện những quãng nghỉ trong ngày.
– Cân bằng giữa công việc và hoạt động giải trí.
– Tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm thay vì ôm đồm nhiều việc cùng lúc.
IEC Language hi vọng rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm ra phong cách học ngoại ngữ phù hợp với bản thân và việc học ngoại ngữ của bạn sẽ đạt kết quả tốt trong tương lai nhé!